15/09/2022

5 Sai lầm thường mắc phải khi sử dụng tủ lạnh

Sai lầm đầu tiên: Không đây nắp thức ăn thừa khi đưa vào tủ lạnh (tủ đông, tủ mát).

Thường ngày, thức ăn còn dư lại sau các bữa ăn được nhiều người để nguyên xi trên chiếc bát hay đĩa, và cho vào tủ lạnh để bảo quản cho bữa lần sau. Thậm chí, những món ăn có mùi nặng, độ mặn như nước mắm, cá kho, mắm ruốc,… ăn còn thừa cũng vô tư cho vào tủ lạnh mà không hề được đậy nắp hay cho vào túi bóng (hoặc hộp) bảo quản. Từ đây, nhiều vi khuẩn có điều kiện sinh sôi nảy nở và một điều chắc chắn tủ lạnh của bạn sẽ luôn có mùi hôi khó chịu. Nguyên nhân bởi vì ở nhiệt độ làm mát hoặc lạnh vừa phải của tủ lạnh, một số loài vi khuẩn chỉ bị làm ngưng hoặc suy giảm hoạt động chứ không hề bị tiêu diệt hoàn toàn, còn một số vi khuẩn khác vẫn phát triển bình thường, đó là chưa kể đến có nhiều loại vi khuẩn hiện nay rất ưa lạnh.

 

 

 Giải pháp 1: Luôn luôn cho thức ăn thừa vào trong các hộp nhựa có nắp đậy kín hoặc dùng màng bọc thực phẩm lại. Và bạn nên cho thức ăn vào tủ lạnh sau 2 tiếng đồng hồ sau khi nấu hoặc hâm nóng thì sẽ đảm bảo về chất lượng thức ăn.

Sai lầm thứ hai: Để lẫn lộn thực phẩm chín, thực phẩm sống với nhau.

Rất nhiều gia đình rau các loại mua về chưa cắt bỏ gốc, cá tươi, thịt các loại chưa xử lí, hoa quả tươi chưa rửa… đã cho vào tủ lạnh. Những túi thực phẩm này dính nhiều chất bẩn được lê la khắp chợ hay nước từ thức ăn ứ ra vô tình đã chảy, dính khắp tủ lạnh.Đồng thời với đó, thức ăn chín ăn chưa hết cũng được… cho vào đây. Tất cả những điều này khiến tủ lạnh của bạn trở thành kho chứa thực phẩm hỗn độn trong khi vấn đề vệ sinh lau chùi không được làm thường xuyên.

 

Giải pháp 2: Thực phẩm sống trước khi cho vào tủ lạnh cần được rửa sạch, cho vào túi, hộp sạch, kín. Thịt cá tôm nên bảo quản trên ngăn đá. Nếu dùng trong ngày có thể để ở ngăn mát nhưng cần tách đồ sống để riêng một tầng.

Sai lầm thứ ba: Mở tủ lạnh trong thời gian quá lâu.

Rất nhiều người hay có thói quen mở tủ lạnh để một lúc lâu mới đóng. Đây là một trong những lí do làm tủ lạnh mất nhiệt. Chính điều này sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập. Một số vi khuẩn không ngừng sinh sôi trong tủ lạnh nên có thể là nguồn gây ngộ độc thực phẩm. Chẳng hạn, khuẩn listeria (gây các triệu chứng giống bệnh cảm, nặng hơn là bệnh nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm màng não) có thể phát triển ở nhiệt độ từ (-1)oC – 4oC và thường tồn tại trong các thực phẩm như phô mát mềm, thịt, cá…

Giải pháp 3: Nếu tủ lạnh của gia đình bạn chứa đầy thức ăn, hãy điều chỉnh nhiệt độ thấp xuống, đồng thời thường xuyên vệ sinh tủ lạnh. Các chuyên gia khuyên bạn nên vệ sinh lau chùi  tủ lạnh 1 lần/tuần với nước nóng và thuốc khử trùng, riêng ngăn đựng thịt  cá sống thì nên vệ sinh cách nhau vài ngày.

Sai lầm thứ tư: Bảo quản trứng ở cánh cửa tủ lạnh.

Có một thói quen của bao người đó là để trứng trên cánh tủ lạnh. Theo nghiên cứu, bạn không nên để trứng trong các khay trứng trên cánh tủ vì đây là vị trí có nhiệt độ cao hơn so với những nơi khác trong tủ. Theo các chuyên gia Anh nói rằng trứng nên được làm lạnh và giữ ở kệ giữa nơi có nhiệt độ phù hợp (0,6-2,2 độ C) để các vi khuẩn ở vỏ trứng không có cơ hội xâm nhập vào trong trứng gây ung và hỏng trứng.

Giải pháp 4: Để trứng trong các hộp các tông chuyên dụng và cất ở các ngăn phía trên.

Hầu hết các gia đình đều có thói quen dùng bình nhựa đựng nước lọc rồi bỏ vào tủ lạnh làm mát hay để đông đá. Khi ở nhiệt độ thấp, nhựa sẽ tiết ra độc tố dioxin. Đây là một chất cực độc và là nguyên nhân chính gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Không chỉ vậy, thành phần nhựa còn chứa các chất như bisphenol A(BPA), Phthalates… Các chất này rất gây hại cho con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em. Bisphol A có thể khiến thai nhi chết non hoặc phát triển dị dạng. Trẻ mới sinh dùng nhiều đồ nhựa như bình uống sữa sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển.

Sai lâm cuối cùng: Dùng bình nhựa chứa nước lọc để vào tủ lạnh.

Hầu hết các gia đình đều có thói quen dùng chai nhựa đã hết để đựng nước lọc như chai lavie, coca, pepsi, rồi bỏ vào tủ lạnh làm mát hay để đông đá. Khi ở nhiệt độ thấp, nhựa sẽ tiết ra độc tố dioxin. Đây là một chất cực độc và là nguyên nhân chính gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Không chỉ vậy, thành phần nhựa còn chứa các chất như bisphenol A(BPA), Phthalates... Các chất này rất gây hại cho con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em. Bisphol A có thể khiến thai nhi chết non hoặc phát triển dị dạng. Trẻ mới sinh dùng nhiều đồ nhựa như bình uống sữa sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển.

Giải pháp 5: Mặc dù dùng các bình này rất tiện dụng khi lấy nước ra uống, mang lên phòng, mang đi ra ngoài,…  nhưng rất có hại cho sức khỏe, vì vậy các nên bạn nên chuyển sang mua các bình thủy tinh, hoặc các bình inox có dung tích vừa phải từ 500ml đến 1,5l hiện bán rất nhiều trên thị trường để thay thế cho chai nhựa nhé

1. Vệ sinh các gioăng cao su quan cửa tủ.

 

Có thể bạn không biết hoặc không để ý rằng trên các gioăng này thường xuyên tồn tại rất nhiều các loại vi khuẩn, sự tồn tại của các loại vi khuẩn này rất có thể sẽ là nguyên nhân khiến thức ăn bị nhiêm khuẩn. Do đó bạn nên kiểm tra và vệ sinh các gioăng này một cách thường xuyên.

 

Cách vệ sinh: bạn có thể sử dụng cồn tẩm vào khăn sạch để làm sạch các gioăng này.


2. Chú ý thường xuyên khử các mùi lạ có trong tủ.

Nếu không được vệ sinh thường xuyên, sau một thời gian sử dụng tủ lạnh thường có một mùi khó chịu. Đó chính là những mùi do các loại thực phẩm và thức ăn hoặc các loại thực phẩm khác nhau cần gói kín vừa để đảm bảo vệ sinh vừa hạn chế việc tạo mùi trong tủ lạnh. Các loại thực phẩm để trong tủ cũng không nên để quá lâu, đặc biệt là các loại thực phẩm tươi sống vừa mất độ tươi ngon vừa là nguyên nhân dẫn đến các mùi lạ có trong tủ. Chính vì vậy bạn không nên để lưu trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ và để lưu trữ quá lâu.

 

Khi tủ lạnh có mùi lạ, bạn có thể sử dụng một trong những cách sau để khử bớt mùi:

Sử dụng vỏ quýt tươi đặt vào một số nơi trong tủ, khoảng 3 ngày sau tủ sẽ bớt mùi.

Lấy 50g hoa trà buộc vào túi vải đặt trong tủ cũng có khả năng khử mùi, sau khoảng 1 tháng đem phơi nắng là có thể dùng lại.

Đổ dấm ăn vào một lọ thuỷ tinh mở nắp, đặt trong tủ, khả năng khử mùi rất tốt.


3. Tủ lạnh không phải là môi trường tuyệt đối an toàn.

Tủ lạnh chỉ có tác dụng làm hạn chế sự hoạt động của các vi khuẩn chứ không có khả năng diệt khuẩn. Do vậy khi sử dụng những thức ăn còn lại từ trước được bảo quản trong tủ lạnh bạn cần đun nấu lại để đảm bảo vệ sinh.

 

4.Tham khảo thêm những mẹo vặt và tiện ích khi sử dụng sửa tủ lạnh

 

Áo len trắng sử dụng lâu ngày sẽ có màu ố vàng hoặc chuyển sang màu đen, khi mặc lên không còn đẹp được như trước kia, đem bỏ đi thật đáng tiếc mà cũng rất lãng phí. Bạn hãy đem chiếc áo len sau khi đã giặt sạch bỏ vào ngăn đông lạnh, đợi một tiếngđồng hồ rồi đem ra phơi khô, sắc trắng tinh khiết trước kia chắc chắn sẽ được phục hồi lại ở một mức độ nhất định.

Mùa hè, nến thường hay bị biến dạng. Đặt nến vào trong tủ lạnh, như vậy dù trong bao lâu nó vẫn giữ được hình thái ban đầu. Nếu như cây nến đã được giữ trong tủ lạnh 24 tiếng đồng hồ trước khi đem đi đốt, sẽ không có hiện tượng sáp nến bị nhỏ giọt. Chiếc bánh sinh nhật được cắm nến đã qua ‘xử lý’ bằng cách này sẽ không phải sợ bị làm hỏng do sáp nến nóng chảy nhỏ giọt nữa!

Trứng gà sau khi được lau sạch một lượt bằng khăn ấm, đem đặt vào tủ lạnh sao cho dựng thẳng phần đầu tròn to của quả trứng lên phía trên, có thể giữ cho độ tươi ngon trong thời gian dài.

Phim chụp ảnh lâu ngày không dùng đến, nếu được để trong tủ lạnh, thì dù hạn sử dụng đã hết, nó vẫn có thể đem chụp hình tiếp được. Thuốc men hay pin năng lượng chưa dùng ngay cũng nên bảo quản trong tủ lạnh, làm như thế, thuốc sẽ vẫn giữ được nguyên công hiệu của nó và pin có thể kéo dài tuổi thọ lâu hơn.

Khi cất trữ thực phẩm trong tủ lạnh, giữa đồ ăn và vách tủ, đồ ăn với đồ ăn, trung bình nên để một khe hở rộng khoảng 10mm hoặc hơn, làm như vậy sẽ giữ cho mùi hương cũng như thực phẩm trong tủ lạnh luôn luôn tươi mát. Đặc biệt, không nên để chật cứng đồ ăn ở những tầng giữa của tủ, bởi vì vị trí có điều kiện làm lạnh tốt nhât trong tủ lạnh không phải là các ngăn dưới mà là những ngăn ở giữa. nếu như ngăn giữa bị ‘tắc ngẽn’ đến nỗi không còn lấy một khe hở, khí lạnh sẽ không thể lưu thông xuống dưới , thực phẩm đặt ở ngăn dưới khi đó sẽ dễ bị biến chất, thối mục.

Những loại hoa quả như dứa hay chuối, bảo quản trong tủ lạnh lâu ngày sẽ khiến cho phần thịt quả bị biến chất, hoặc vỏ có thể bị đen. Bởi vậy, chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh một thời gian ngắn vừa đủ trước khi thưởng thúc.

Dùng tủ lạnh cần cố gắng rút ngắn thời gian và giảm bớt số lần mở, nhất là vào mùa hè. Nếu như mở nhiều lần hoặc mở quá lâu, khiến cho thực phẩm đột ngột bị lạnh hoặc bị nóng, làm ảnh hưởng tới hiệu quả của việc bảo quản đồ ăn. Mùa hè, nhất là vào những ngày nóng như đổ lửa, tủ lạnh rất ‘sợ’ bị mất điện, chỉ cần hơi lâu một chút, thực phẩm trong ngăn đông lạnh sẽ dần bị rã đông dẫn đến phân hủy. Dùng túi nilon nhỏ đựng nước sạch rồi giữ cho đông lạnh thành những viên đá, cứ thế để trong ngăn đông lạnh, đề phòng thực phẩm sẽ bị hỏng do nhiệt độ trong tủ lạnh tăng lên khi mất điện.

Tại nơi tiếp xúc giữa bề mặt và chỗ tiếp giáp của phần viền khung cửa tủ lạnh với đệm gasket đính quanh cửa tủ, quết đều một lớp phấn mịn hay bột trơn, có thể phòng tránh trường hợp lớp sơn trên viền khung cửa bị gasket làm bong ra, đồng thời cũng giúp cho cửa tủ mở khép linh hoạt tự nhiên, kéo dài tuổi thọ cho đệm gasket.

Quần áo bị dính kẹo cao su, cho vào túi nylon rồi bỏ vào ngăn đá, kẹo cao su sẽ cứng lại và bạn sẽ gỡ ra dễ dàng.

Rót rượu vang, champagne vào khay làm đá, khi đông lại bạn sẽ có viên đá làm bằng rượu với mùi vị lạ.

Nếu không may bạn bị bỏng tay, nên đưa ngay phần bị bỏng vào tủ lạnh, hơi lạnh sẽ làm dịu vết thương và ngăn ngừa khả năng phồng rộp.

Quần áo khó là, bạn có thể phun lên một chút nước rồi cho vào túi vải đặt trong tủ lạnh khoảng 10 phút. Lúc này việc là ủi sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Dược phẩm được bảo quản trong ngăn mát tủ lanh sẽ có tuổi thọ tốt hơn so với để ở nhiệt độ thường.

 

tin tức liên quan

22/11/2022
Tư vấn chọn công suất của máy điều hòa không khí
Đối với những hộ gia đình nhỏ, có thể dùng loại máy 2 cục (Split type). Diện tích phòng  từ 9 - 15 m2 có thể gắn máy công suất 9.000 BTU/h (1HP – 1 ngựa), diện tích phòng từ 15 - 20 m2 gắn máy 12.000 BTU/h (1,5 HP – 1,5 ngựa), diện tích phòng từ 20 - 30 m2 gắn máy 24.000 BTU/h (2 HP - 2 ngựa).
15/09/2022
Các “bệnh” thường gặp ở máy lạnh và cách khắc phục
Máy lạnh là một thiết bị được sử dụng hằng ngày ở các gia đình lớn và nhỏ nên việc bảo quản đúng cách sẽ giúp bạn giảm thiểu " bệnh vặt " cho máy